Trung Quốc đang tiến hành cải cách hệ thống giáo dục, đặt trọng tâm là thúc đẩy đào tạo nghề, với mô hình ‘ĐH dạy nghề’. Tăng cường đào tạo nghề giúp Trung Quốc có nguồn lao động đảm nhận nhiều vai trò khác nhau như thợ sửa xe, kỹ thuật viên sửa chữa hệ thống sưởi và điều hòa, thợ điện, thợ sửa ống nước và kỹ thuật viên máy tính…Tuy nhiên, Trung Quốc phải đối mặt tình trạng dân số trong độ tuổi lao động từ 16-64 tuổi, bắt đầu giảm từ giữa những năm 2010. Đến năm 2022, Trung Quốc bước vào giai đoạn già hóa dân số nghiêm trọng với tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm hơn 14% dân số. Đây cũng chính là cơ hội rộng mở dành cho các bạn trẻ Việt Nam đang quan tâm đến Du học nghề Trung Quốc.
Nâng cấp thành “trường ĐH dạy nghề”
Vào tháng 12.2022, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một số chính sách, nhấn mạnh ưu tiên phát triển “đào tạo nghề chất lượng cao”, đồng thời tăng cường tích hợp đào tạo nghề và giáo dục phổ thông, theo tạp chí Tài Kinh (Caixin, Trung Quốc). Từ đó, các tỉnh, thành đưa ra nhiều kế hoạch, bao gồm “nâng cấp” trường nghề và trường CĐ dạy nghề.
Vào tháng 1.2023, Sở Giáo dục tỉnh Quảng Đông cho biết đang lên kế hoạch để trình Bộ Giáo dục nhằm nâng cấp Trường CĐ dạy nghề công lập Thâm Quyến thành một “trường ĐH dạy nghề”. Tương tự, các tỉnh Hắc Long Giang, Cam Túc, Giang Tây và Hồ Nam, cùng khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, trong những tháng gần đây đã công bố kế hoạch nâng cấp hơn 10 trường CĐ dạy nghề công lập thành trường ĐH dạy nghề từ nay cho đến năm 2025. Một trường ĐH dạy nghề được định nghĩa là cũng trao bằng cử nhân giống như ĐH tổng hợp, nhưng chuyên về dạy nghề, thời gian đào tạo dài hơn so với trường nghề thông thường. Bộ Giáo dục Trung Quốc đã thí điểm mô hình này từ năm 2019 và gọi đây là một cuộc cải cách lớn về đào tạo nghề.
Học sinh, phụ huynh ngần ngại
Ở Trung Quốc vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng người học nghề có địa vị xã hội thấp hơn so với sinh viên tốt nghiệp ĐH trở thành nhà khoa học, quản lý doanh nghiệp, kỹ sư, bác sĩ, luật sư…, theo tạp chí Tài Kinh. Do đó, học sinh cuối cấp và phụ huynh vẫn còn ngần ngại trong việc lựa chọn “trường ĐH dạy nghề”. Dù vậy, trong buổi họp báo hồi tháng 3, một quan chức của Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết các trường ĐH dạy nghề đã tuyển được 76.300 sinh viên mới vào năm 2022, tăng 84,39% so với năm trước.
Bên cạnh nỗ lực thúc đẩy phát triển đào tạo nghề, chính quyền một số tỉnh thành ở Trung Quốc áp dụng một quy định giới hạn việc mở rộng khuôn viên, cơ sở của những ĐH hoạt động không hiệu quả và có số lượng tuyển sinh giảm dần. Trong năm 2022, một số ĐH buộc phải đình chỉ kế hoạch xây dựng cơ sở mới hoặc đóng cửa những cơ sở hiện có.
Theo tạp chí Tài Kinh, những động thái cải cách kể trên cho thấy Trung Quốc nỗ lực hướng đến mục tiêu thúc đẩy đổi mới trong ngành công nghệ và tiến tới nền sản xuất tinh vi hơn. Tuy nhiên, Trung Quốc phải đối mặt tình trạng dân số trong độ tuổi lao động từ 16-64 tuổi, bắt đầu giảm từ giữa những năm 2010. Đến năm 2022, Trung Quốc bước vào giai đoạn già hóa dân số nghiêm trọng với tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm hơn 14% dân số.
Luật giáo dục nghề nghiệp sửa đổi của Trung Quốc, đã thông qua và sẽ có hiệu lực từ 1/5/2022, được coi là lần cải cách lớn đầu tiên trong 25 năm kể từ khi ban hành vào 1996.
Theo các quy định mới, học sinh tốt nghiệp trường trung học nghề được hưởng các cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp như học sinh tốt nghiệp các trường chính quy cùng trình độ. Chính quyền các cấp sẽ tạo môi trường việc làm bình đẳng cho sinh viên tốt nghiệp trường nghề và không doanh nghiệp nào được phép đưa ra các yêu cầu cản trở cơ hội được tuyển dụng của họ.
Luật quy định sự tham gia nhiều hơn của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy giáo dục nghề chất lượng cao. Các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo công nhân lành nghề và thúc đẩy việc làm sẽ được khen thưởng. Họ cũng được khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo học sinh học nghề, tham gia biên soạn sách giáo khoa giáo dục nghề cho nghiệp, đào tạo giáo viên dạy nghề, thiết lập học bổng và trợ cấp cho học viên.
Việc sửa đổi luật lần này của chính phủ Trung Quốc nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của giáo dục nghề, đào tạo thêm các chuyên gia kỹ thuật và sử dụng tốt hơn quỹ giáo dục quốc gia cho đào tạo định hướng nghề nghiệp, phù hợp với nhu cầu phát triển.
Nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các trường nghề bậc sau trung học phổ thông – tương đương với cao đẳng truyền thống – cũng nhận được mức lương tương đối thấp. Năm 2019, người có bằng đại học kiếm được trung bình hàng tháng khoảng 830 USD, thì ứng viên từ trường nghề nhận được hơn 650 USD mỗi tháng.