Hiện nay để tìm kiếm cho mình một nguồn thu nhập ổn định, nhiều người đã lựa chọn hướng đi là xuất khẩu lao động. Và để có một hành trình tốt đẹp và thành công đòi hỏi bạn đọc phải có tìm hiểu kỹ lưỡng về xuất khẩu lao động. Một trong các quốc gia mà nhiều người thường bay sang xuất khẩu lao động có thể kể đến Nhật Bản. Như vậy thì Những ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản phổ biến hiện nay được quy định như thế nào? Để hiểu hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu với chúng tôi thông qua bài viết sau:
1. Thực trạng xuất khẩu lao động Nhật Bản
Theo thống kê từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng số người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 29.541 lao động, đạt 32,82% kế hoạch năm 2021 đề ra. Trong đó, Nhật Bản vẫn dẫn đầu về số lượng với 18.178 lao động xuất khẩu lao động.
Trong giai đoạn nửa đầu năm được xem là thời điểm xuất khẩu lao động diễn ra sôi nổi nhất và cơ hội để thực hiện trên 50% chỉ tiêu kế hoạch được giao trong năm. Tuy nhiên, trong năm 2022 vẫn là một năm vô cùng khó khăn đối với công tác xuất khẩu lao động khi tình hình dịch Covid diễn biến khá phức tạp cả trong nước và thế giới. Nhất là những thị trường lao động truyền thống như đất nước Việt Nam.
Dự đoán khi dịch Covid – 19 ổn định, nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam tại các công ty xí nghiệp Nhật Bản sẽ lớn hơn để tăng cường nhân lực. Vì vậy, có thể điều kiện xuất khẩu và thủ tục xuất cảnh có thể được nới lỏng. Bên cạnh đó, về thời gian xuất cảnh cũng nhanh hơn, nên những người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trong giai đoạn sắp tới được xem là cơ hội “vàng” để có thể sang Nhật Bản sinh sống và làm việc.
Ngoài ra, Visa lao động mới về “kỹ năng đặc định” cũng đang được triển khai rộng rãi hơn tại Việt Nam. Đây có lẽ là tin vui về sự khởi sắc của thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản.
2. Những ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản phổ biến
Hiện nay có rất nhiều ngành nghề mà các bạn có thể lựa chọn khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, những ngành nghề phổ biến được đông đảo người lao động lựa chọn có thể kể đến các ngành, nghề như sau:
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành May Mặc
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành Thực phẩm
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành Cơ khí
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành Nông nghiệp
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành Xây dựng
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành Điện tử
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản Kỹ sư – Kỹ thuật viên
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành Điều Dưỡng
3. Tóm tắt sơ lược thủ tục xuất khẩu lao động Nhật Bản
Bước 1: Thí sinh khám sức khỏe tại bệnh viện được cấp phép khám cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đến công ty để được giới thiệu và đến bệnh viện do công ty chọn để khám sức khỏe.
Bước 2: Đến công ty tiền gửi đặc biệt và đăng ký. Học giới thiệu bản thân, tìm hiểu yêu cầu thi của các đơn hàng như thi khéo tay, thi IQ, thi thể chất, cắt giấy, nhặt hạt đậu…
Bước 3: Gặp chủ sở hữu hoặc đại diện của công ty Nhật Bản để dự thi. Các kỳ thi tuyển thường bao gồm: kiểm tra tay nghề (nếu đơn hàng yêu cầu các kỹ năng như: May, cơ khí ..), kiểm tra kỹ năng tay nghề, phỏng vấn qua phiên dịch (đây là khâu quan trọng nhất).
Bước 4: Người trúng tuyển thường sau 1 tuần đóng 1/2 tổng số tiền, sau đó đi học tiếng Nhật, học văn hóa Nhật Bản hoặc học thêm các kỹ năng nếu nhà tuyển dụng yêu cầu. Thông thường đơn hàng sau khi nhập học từ 4 đến 5 tháng là xuất cảnh.
Bước 5: Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản làm tất cả. Thường mất khoảng 3-4 tháng để nghiệp đoàn và xí nghiệp Nhật Bản xin tư cách lưu trú. Khi có tư cách lưu trú công ty tại Việt Nam chỉ làm việc khoảng 2 tuần là có visa xuất cảnh.
Bước 6: Khi có visa, đóng 1/2 số tiền còn lại và công ty thường cho người về nhà khoảng 1 tuần để chuyển đồ cần thiết mang đi. Đến ngày đi đoàn đến công ty đưa ra sân bay làm thủ tục xuất cảnh. Khi sang Nhật, người của công ty Nhật sẽ đón đoàn để học định hướng, học văn hóa, học cách làm việc và thích nghi. Người của công ty sẽ hướng dẫn khoảng 1 tuần để làm quen với môi trường sống tại Nhật Bản. Khoảng 15 ngày đến 20 ngày đến công ty tiếp nhận bắt đầu làm việc.
Bước 7: Hết hạn hợp đồng, thời hạn 3 sẽ được gia hạn thêm 2 năm. người lao động có quyền lựa chọn công ty khác tại Nhật để ứng tuyển và làm việc hoặc tiếp tục được công ty tiếp nhận lần đầu từ 2 năm đến 5 năm. Nhưng trước khi đi tiếp 2 năm, họ phải về nước trên 1 tháng theo quy định, sau đó mới quay trở lại làm việc.
Bước 8: Theo luật thực tập, sau khi hết hạn 3 năm ký thêm 2 năm, người lao động bắt buộc phải về Việt Nam ít nhất 1 tháng để thăm gia đình. Sau đó quay lại trong 2 năm nữa.
Bước 9: Về nước 1 tháng, đi làm lại 2 năm (không mất chi phí, chỉ mất vé máy bay). Theo quy định của pháp luật, công ty cử đi và công ty tiếp nhận không được tính hợp đồng thời hạn 2 năm. Đến đây, quy trình xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018 mới kết thúc.
4. Câu hỏi thường gặp
1. Chi phí phải bỏ ra để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bao nhiều tiền?
Chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đơn hàng 1 năm dao động từ 40 – 55 triệu đồng. Mức phí này đã bao gồm các khoản thu cơ bản, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của nhiều người lao động Việt Nam. Tuy nhiên, với số tiền bỏ ra thấp thì thời gian làm việc cũng tương đối ngắn, khó có thể kiếm được nguồn thu nhập cao.
2. Bị bệnh vàng da có được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản không?
Câu trả lời là KHÔNG. Theo quy định của chính phủ Nhật Bản cũng như sở Lao Động – Thương Binh & Xã Hội Việt Nam, có tất cả 13 nhóm bệnh không đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, trong đó có bệnh về tiêu hóa như vàng da. Do vậy người mắc bệnh về tiêu hóa không thể đi Nhật Bản làm việc.
3. Điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ra sao?
1. Về độ tuổi
- Độ tuổi được nhiều nhà tuyển dụng Nhật Bản ưu ái chiêu mộ nhất là từ 18-35 tuổi.
- Tuy nhiên, cũng có một số hợp đồng xuất khẩu lao động Nhật Bản thời hạn 01 năm sẽ lấy đến 40 tuổi và một số hợp đồng đặc biệt khác.
2. Về trình độ văn hóa và chuyên môn
- Để được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản người lao động tối thiểu phải tốt nghiệp cấp THCS (cấp 2) trở lên ( đối với ngành nghề lao động phổ thông)
3. Về ngoại hình
-
- Nam: Cao trên 1m60, nặng trên 50kg
- Nữ: Cao 1m50, nặng 45 kg
Ngoài các yêu cầu trên, nhà tuyển dụng sẽ có thể có thêm các yêu cầu khác phụ thuộc vào yêu cầu riêng của từng cơ quan, xí nghiệp.
4. Các hình thức thi tuyển xuất khẩu lao động ngành thực phẩm tại Nhật Bản?
Hình thức thi tuyển xuất khẩu lao động đến Nhật Bản có thể bao gồm các hình thức sau đây:
- Thi tuyển xuất khẩu lao động trực tiếp đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản
- Thi tuyển xuất khẩu lao động qua Skype
- Thi tuyển xuất khẩu lao động qua Form
- Thi tuyển bằng cách quay video gửi sang Nhật Bản
Việc tìm hiểu về xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề khác xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên. Ngoài những vấn đề trên ra, để có thể hiểu rõ hơn xuất khẩu lao động Nhật Bản, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của ACC về: Thủ tục xuất khẩu lao động Nhật Bản
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Những ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản phổ biến gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.